Nhảy dây có cao lên không? Cách cải thiện chiều cao khi nhảy dây
Vóc dáng cao ráo là một trong những tiêu chí để lựa chọn các môn thể thao phù hợp với rất nhiều người. Trong số đó một số bài tập không yêu cầu các động tác kỹ thuật phức tạp hay thiết bị đắt tiền, ai cũng có thể thực hiện được. Vậy nhảy dây thì sao? Nhảy dây có cao lên không?
1. Nhảy dây có giúp tăng chiều cao không?
Với câu hỏi, nhảy dây có cao lên không? Chúng tôi khẳng định đây là bài tập rất hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao, đặc biệt là các bạn trong độ tuổi dậy thì. Vì sao?
- Đây là hình thức luyện tập giúp kéo dài xương, tăng sinh hormone tăng trưởng.
Đặc điểm chung của những môn thể thao cải thiện vóc dáng đó là tác dụng kéo dài xương, tăng sản sinh hormone tăng trưởng. Chính những yếu tố này góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ phát triển chiều cao. Tương tự như vậy, bài tập nhảy dây đòi hỏi sự vận động của toàn bộ cơ thể. Trong quá trình bật nhảy lên xuống, phần xương sống và chân buộc phải co giãn liên tục, rất linh hoạt uyển chuyển. Từ đó góp phần giãn nở các mô xương, tăng sự dẻo dai và sản sinh sụn xương để giúp chúng dài ra. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã đã chứng minh, những người thường xuyên thực hiện bài nhảy dây có mật độ xương khớp tốt hơn những người không nhảy. Bên cạnh đó, nhảy dây cũng là hoạt động thể thao giúp phát triển các hormone tăng trưởng ( HGH - hormone ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện chiều cao) lên đến 500% một cách tự nhiên.
Bên cạnh việc tăng chiều cao, nhảy dây còn có tác dụng giảm cân để giúp bạn sở hữu vóc dáng thon gọn, đặc biệt là vùng hông và bắp chân. Nguyên nhân là do khi cơ thể đốt cháy năng lượng các mô cơ, xương sẽ phát triển theo chiều thẳng đứng thay vì bề ngang. Chính vì vậy, lượng cơ phát triển thay thế mỡ thừa giúp cơ thể săn chắc hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cải thiện vóc dáng thông qua đạp xe với xe đạp tập thể dục và chạy bộ.
- Nhảy dây giúp bạn phát triển tư thế đúng.
Tư thế cơ thể đúng cũng rất quan trọng để có chiều cao tốt. Ngay cả khi chiều cao là lợi thế của nhưng bạn vẫn có thể trông thấp bé nếu không duy trì tư thế đúng. Khi nhảy dây đúng cách, vai của bạn ngửa ra sau, lưng và đầu tạo thành đường thẳng đứng. Bên cạnh đó trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên bàn chân để duy trì sự cân bằng. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến sự liên kết của cột sống và có tác dụng cải thiện tư thế tổng thể.
Ngoài ra, điều cần thiết là bạn phải thực hiện một số thay đổi thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chú ý đến tư thế khi ngồi vào bàn làm việc, khi đi lại và lúc nằm trên giường. Những thói quen hàng ngày này là nguyên nhân khiến bạn phát triển tư thế sai cách. Nếu không sửa chúng, cho dù nhảy dây thường xuyên cũng không thể giúp bạn phát triển chiều cao. Ngoài nhảy dây còn có một số động tác kéo giãn và tập luyện cũng rất hiệu quả trong việc cải thiện tư thế của bạn.
- Nhảy dây giúp kéo giãn cơ và dây chằng.
Động tác bật nhảy khỏi sàn là một hoạt động với gia tốc cao khiến các cơ và dây chằng của bạn bắt đầu có xu hướng co lại và căng ra. Điều đó làm tăng sự đàn hồi, kéo dài chúng hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc mở rộng các đĩa đệm của đốt sống và cải thiện tư thế, nhảy dây cũng giúp tăng chiều cao đáng kể. Ngoài ra, động tác gập gối liên tục trong quá trình nhảy dây khiến các cơ ở bắp chân của bạn giãn ra theo hướng thẳng đứng, về lâu dài sẽ giúp bạn cao hơn.
2. Cách nhảy dây tăng chiều cao.
Việc nhảy dây một hoặc hai lần một tháng sẽ không giúp cải thiện chiều cao hay hình thành tư thế đúng. Thay vào đó, để đạt kết quả cao nhất, bạn cần phải nhảy dây đúng cách và thường xuyên. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi muốn thay đổi thói quen xấu, ảnh hưởng đến tư thế.
- Chuẩn bị trước khi nhảy.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như dây nhảy hay giày thể thao phù hợp,... để có thể thực hiện bài tập dễ dàng hơn. Với dây nhảy, bạn cần mua cho sản phẩm có chiều dài phù hợp, tay cầm tiện lợi. Giày tập nên chọn đôi vừa chân, nhẹ và có đế mềm, chống trơn trượt. Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ và trang phục, bạn cần tìm một khoảng không gian thoáng đãng, không có vật cản để có thể thoải mái thực hiện bài tập này.
- Khởi động.
Khởi động là bước vô cùng quan trọng, cho dù bạn tham gia vào tập luyện bất kỳ bộ môn thể thao hay bài tập thể dục nào. Thực hiện các bài tập này trước khi nhảy dây sẽ giúp cơ thể nóng lên, quen dần với cường độ và tăng hiệu quả luyện tập. Ngoài ra, khởi động còn giúp hạn chế các chấn thương có thể xảy ra. Các động tác chúng tôi gợi ý cho bạn như giãn cơ, chạy bộ tại chỗ…
- Kỹ thuật.
Để có thể tăng chiều cao với bài tập nhảy dây thì kỹ thuật tập luyện ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả có thể đạt được. Phương pháp nhảy dây tăng chiều cao tốt nhất đó là bạn nên kết hợp nhiều kiểu nhảy khác nhau như nhảy dây cơ bản với hai chân tiếp đất, nhảy bằng một chân, nhảy dây lò cò luân phiên, nhảy dây nâng cao đầu gối hay nhảy gót chạm mông... Việc thay đổi luân phiên các hình thức này sẽ giúp hệ xương khớp phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả tối đa. Đặc biệt, khi nhảy dây tăng chiều cao, bạn cũng cần chú ý đến tốc độ nhảy của mình. Cụ thể, khi mới bắt đầu bài tập, bạn nên nhảy chậm với tốc độ và số lần từ 50 - 70 lần/ phút. Sau vài ngày khi cơ thể quen dần, hãy tăng con số này lên 140 - 160 lần/ phút.
Thực hiện nhảy dây liên tục trong vòng 3 đến 7 tháng và bạn sẽ cảm thấy chiều cao cải thiện đáng kể và duy trì tư thế đúng
Tham khảo sản phẩm: Dây nhảy tốc độ Adidas.
3. Lưu ý.
-Nếu bạn bị hụt hơi trong khi nhảy dây thì hãy dừng lại ngay lập tức và uống chút nước. Cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều nếu bạn bỏ qua bước này. Tuy nhiên, chỉ nên uống vừa đủ, có thể là một vài ngụm. Bạn nên uống nước lọc hoặc điện giải thay vì đồ uống có gas để tránh tác dụng không mong muốn.
- Quá trình tập luyện cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Chính vì vậy, bạn không nên nôn nóng hoặc lạm dụng bài tập nhảy dây tăng chiều cao. Chế độ tập luyện khoa học, điều độ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý chính là chìa khóa giúp bạn sớm đạt được hiệu quả cao nhất. Không khuyến khích nhảy dây mỗi ngày mà chỉ nên tập từ 3-4 buổi/tuần và thời gian tập luyện dưới 30 phút/buổi để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục và phát triển tốt nhất.
Sau khi nhảy dây, sẽ có cảm giác mệt vì mất nhiều năng lượng nhưng không nên ăn ngay lập tức. Bạn hãy nghỉ ngơi, thả lỏng người hoặc đi bộ nhẹ nhàng và ăn sau đó khoảng 30-60 phút. Điều này cũng giúp nhịp tim trở lại bình thường.
4. Lời kết.
Đừng quên, nhảy dây có cao lên không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thực hiện bài tập, chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên kiên trì, cố gắng thực hiện bài tập này mỗi ngày thay vì nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Khi đó sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Nhảy dây có tác dụng gì?
- Chia sẻ cách tập tạ tay đúng cách tại nhà cho nam nữ hiệu quả nhất
- Tìm hiểu vai trò của các vị trí trong bóng rổ một cách chi tiết
- Chia sẻ cách đập cầu lông mạnh nhất áp đảo đối phương
- Hướng dẫn cách làm tạ bằng xi măng đơn giản, tiết kiệm nhất
- Cập nhật luật thi đấu bóng bàn mới nhất bạn nên biết
- Hướng dẫn cách đóng bàn đạp trong xuất phát thấp từ HLV
- Kích thước sân đá cầu quy định theo tiêu chuẩn là bao nhiêu?
- Lý do bạn nên quấn cán vợt cầu lông? Cách quấn cán vợt hiệu quả
- Các bài tập với máy chạy bộ cho bạn tập tại nhà hiệu quả!
- Kích thước sân bóng bàn trong từng giải đấu được quy định như nào?
- Người gầy chạy bộ có tăng cân không? Kỹ thuật chạy đúng là gì?
- Tập thể dục buổi tối có lợi ích gì? Cần phải lưu ý gì khi tập tối?
- Nên tập thể dục vào lúc nào để giảm cân nhanh, hiệu quả nhất?
- Chạy bộ có tăng chiều cao không? Chạy bộ như thế nào đúng cách?
- Kinh nghiệm chạy bộ đúng cách để giảm mỡ bụng hiệu quả Nhất
- Xin giới thiệu cách tăng chiều cao ở tuổi 18 nhanh nhất
- Lắc vòng có giảm cân không? Quy tắc vàng trong giảm cân với “vòng”
- Hướng dẫn bạn chống đẩy đúng cách để có một thân hình cân đối
- Đi bộ buổi sáng có giảm cân, giảm mỡ bụng hay không?
- Đánh bay mỡ bụng bằng máy tập giảm mỡ bụng tốt nhất hiện nay